Kế toán quản trị

CFO Có Nên Là Một Kế Toán Viên Không? Từ Stathis Gould, Giám Đốc – Luật Sư Của Tổ Chức IFAC

Chia sẻ ngay

Giám đốc tài chính (CFO) giữ một vai trò rất quan trọng – vì lĩnh vực tài chính này luôn mở rộng và biến đổi. Khi sự không chắc chắn ngày càng tăng và rủi ro thấm vào mọi tổ chức, khi đó các doanh nghiệp bắt đầu nghĩ về các giá trị vượt ra ngoài quan điểm của các cổ đông vì vậy vai trò CFO trở nên cốt lõi.

Những thay đổi này đặt ra một câu hỏi quan trọng: CFO có nên là một kế toán viên chuyên nghiệp không?

Chúng ta đang ở đâu? 

Tôi đã cố gắng trả lời câu hỏi này vào năm 2014. Vào thời điểm đó, các dữ liệu cho thấy rằng việc có một kế toán viên trong vai trò CFO vẫn còn chưa phổ biến. Xu hướng này chỉ ngày càng lớn mạnh theo thời gian.

Một cuộc khảo sát gần đây của 1.000 công ty đại chúng lớn nhất tại Mỹ cho thấy tỷ lệ CFO là kế toán viên công chứng được chứng nhận đã giảm xuống còn khoảng 36% vào năm 2019. Đây là con số thấp nhất trong sáu năm, giảm từ 46% vào năm 2014.

Phân tích cho thấy rằng, ít nhất ở Mỹ, hồi chuông đã vang lên một lần nữa từ những áp lực đáng kể từ thị trường, để có các CFO có năng lực về mặt kỹ thuật, về sự hiểu biết, về các thất bại của công ty và Đạo luật Sarbanes-Oxley năm 2002, điều đó ưu tiên cho các CFO tập trung trên thị trường vốn, vốn chủ sở hữu, tài trợ nợ và liên kết với bên ngoài với thị trường. Do đó, vị trí kế toán viên cao cấp và kiểm soát viên cao cấp thường bị chiếm bởi kế toán viên.

Một góc nhìn khác ở Anh Quốc, có bằng cấp kế toán thường được yêu cầu để trở thành CFO của các công ty trong danh sách FTSE 100. Việc có nền tảng là kế toán cũng là một con đường tốt để chạm đến đỉnh cao công việc với một phần năm trong số các CEO của FTSE 100 chính là kế toán viên.

Có những bài kiểm tra được kiểm định theo thời gian để chọn ra một CFO là một kế toán viên chuyên nghiệp và là thành viên của một tổ chức kế toán chuyên nghiệp. Ngoài các nghĩa vụ phát triển nghề nghiệp liên tục, kế toán viên chuyên nghiệp còn phải tuân thủ Quy tắc đạo đức nghề nghiệp dành cho kế toán viên, tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản của sự liêm chính, khách quan, năng lực chuyên môn và sự cẩn trọng, bảo mật và hành vi chuyên nghiệp. Nếu một kế toán viên chuyên nghiệp vi phạm Quy tắc đạo đức, họ sẽ phải đối mặt với những hậu quả như phạt tiền hoặc mất tư cách thành viên trong nghề.

CFO của các tổ chức xã hội ở nhiều quốc gia, phải chịu trách nhiệm quản lý tài chính của công ty và ký vào bản báo cáo tài chính. Điều này vốn thể hiện trách nhiệm cho lợi ích chung và một kế toán viên chuyên nghiệp trong vai trò này cung cấp niềm tin cho xã hội và các bên liên quan.

Câu hỏi là liệu CFO có nên là một kế toán viên hay không – điều này có thực sự quan trọng – hay là bạn bỏ lỡ một cơ hội lớn hơn về tương lai của nghề kế toán và điều gì thúc đẩy mọi người tham gia vào nó?

Thực tế là hầu hết các kế toán viên chuyên nghiệp không nhất thiết phải cố gắng trở thành CFO khi họ thăng tiến. Con đường sự nghiệp giờ đây không còn tuyến tính và phân cấp.

Thay đổi con đường sự nghiệp

Những kỳ vọng về CFO và đội ngũ phòng tài chính đang dần thay đổi, nhiều vai trò và cơ hội mới hơn được đưa ra. Kế toán là nghề hiện được coi là con đường dẫn đến sự nghiệp trong kinh doanh và vị trí CFO thường không phải là mục tiêu cuối cùng. Nhiều kế toán áp dụng các kỹ năng kinh doanh và tài chính của họ vào thương mại hoặc các hoạt động. Những người khác đảm nhận vai trò chiến lược và dựa trên kế hoạch. Và nhiều người giữ các vị trí cấp cao ngoài mảng tài chính và kế toán.

Con đường sự nghiệp cho kế toán ngày càng phi tuyến tính. Báo cáo của ACCA, Tương lai đã sẵn sàng: sự nghiệp kế toán trong năm 2020, cho thấy con đường sự nghiệp trong nghề này sẽ trở nên đa dạng hơn như thế nào khi công nghệ làm mờ đi sự phân chia công việc giữa con người và máy móc.

Nghiên cứu cho thấy rằng, con đường sự nghiệp này đang và sẽ ít gắn kết hơn với các tổ chức phân cấp và theo mô hình kim tự tháp truyền thống. Điều này có nghĩa là quỹ đạo sự nghiệp của mô hình mạng sẽ chiếm ưu thế khi các cấu trúc tổ chức trở nên tối ưu hơn và hệ thống phân cấp truyền thống được mô phỏng lại. Trong các tổ chức phẳng hơn, tiến trình đi lên không quan trọng như trước đây. Thật vậy, các cách tiếp cận mới để đảm bảo tài năng là cần thiết và lực lượng lao động phân tán sẽ có nghĩa là có nhiều công việc hoặc hợp đồng hơn.

Các chuyên gia kế toán – tài chính đã làm việc trong các tổ chức để cải thiện hiệu quả, việc quyết định và kinh doanh trong một loạt các thiết lập mới. Xu hướng mà chúng tôi dự kiến này sẽ còn tiếp tục trong tương lai.

Kế toán viên hiện đang làm việc trong nhiều lĩnh vực, bao gồm lập kế hoạch và phân tích tài chính (FP&A), hệ thống thông tin, công nghệ và dữ liệu, phân tích thương mại hoặc kinh doanh, lập kế hoạch, thẩm định, chi phí, rủi ro, quản lý dự án và bền vững. Các chuyên gia kế toán cũng có những đóng góp độc đáo thông qua vai trò chuyên gia, chẳng hạn như trong kho bạc, báo cáo hoặc quan hệ nhà đầu tư.

Sự trỗi dậy của Giám đốc Giá trị  – CVO

Ngoài việc phát triển vai trò kế toán, ngày nay các CFO còn đang trải qua một loại chuyển đổi khác. CFO và đội ngũ của họ phải ngày càng tập trung vào việc kế toán để tạo ra giá trị vượt ra ngoài quan điểm của bảng cân đối hay quan điểm của các cổ đông.

IFAC tin rằng vai trò CFO sẽ phát triển thành vai trò Giám đốc Giá trị (CVO), sẽ tập trung vào kế toán cho doanh nghiệp và tạo ra giá trị. CVO phải đảm bảo rằng tất cả các khía cạnh liên quan của việc tạo ra và phá hủy giá trị được hạch toán và truyền đạt tới các phòng ban, ban quản lý và các phía liên quan bên ngoài.

Sự chuyển đổi này sẽ dẫn đến sự đa dạng hơn của các chuyên gia giữ vị trí CFO. Và ngày càng có nhiều kinh nghiệm và năng lực mà các chuyên gia này mang đến, họ sẽ càng có khả năng đối phó với một loạt các bên liên quan và giải quyết một loạt các cơ hội và rủi ro mà tổ chức phải đối mặt.

Xem lại câu hỏi: “CFO có nên là một kế toán viên không?”

Câu hỏi ban đầu tôi nêu ra không mang lại câu trả lời cụ thể, nhưng thay vào đó đã cho thấy hai điểm quan trọng:

  1. Sự phát triển của CFO và phòng tài chính là không dừng lại, thể hiện đó là một cơ hội tuyệt vời cho các chuyên gia – cho dù họ có phải là kế toán viên hay không.
  2. Các kỹ năng mà kế toán viên chuyên nghiệp sở hữu, là các quy tắc và kiến thức tân tiến – điều này rất quan trọng khi các kỹ năng trở nên phổ biến hơn và hỗ trợ việc tạo và bảo vệ giá trị.

Điểm hấp dẫn của nghề kế toán là nó cung cấp một loạt các cơ hội đầy thách thức và độc đáo trong lĩnh vực kinh doanh và lĩnh vực công. Tập trung vào giải quyết các vấn đề kinh doanh và chuẩn bị cho những thách thức trong tương lai, và vai trò của CFO cung cấp cho kế toán viên một nền tảng để tạo sự khác biệt.

Stathis Gould, Giám đốc – Luật sư, tổ chức IFAC

Theo www.ifac.org

Xem thêm


Chia sẻ ngay

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

.
.
.
.