Kế toán quản trị

7 chỉ số quan trọng hàng đầu giúp bạn ra quyết định đầu tư

Chia sẻ ngay

Các chỉ số kinh tế rất hữu ích trong việc cho chúng ta biết sức khỏe của nền kinh tế, liệu một nền kinh tế đang rơi vào giai đoạn khủng hoảng hay đã thoát ra khỏi một cuộc suy thoái hoặc đang bùng nổ. Điều quan trọng là chúng ta phải chỉ ra được một bức tranh tổng thể bằng cách kết hợp nhiều chỉ số để có được một bức tranh rõ nét hơn về cách nền kinh tế đang hoạt động. Dưới đây là 7 chỉ số quan trọng hàng đầu để phân tích đầu tư tài chính cho mình.

Có ba loại chỉ số kinh tế: chỉ số báo trước (leading indicators), chỉ số báo sau (lagging indicators) và chỉ số trùng hợp (coincident indicators). Các chỉ số báo trước cho thấy những dấu hiệu thay đổi trước khi nền kinh tế bắt đầu biến động. Các chỉ số báo sau là các chỉ số thay đổi sau khi biến động kinh tế đã xảy ra. Các chỉ số trùng hợp là các chỉ số hay xu hướng thay đổi theo và cùng thời điểm với chu kỳ kinh tế.

1) Doanh số chuỗi bán hàng

Loại chỉ số: Chỉ số trùng hợp

Ý nghĩa: Nếu các cửa hàng đang hoạt động tốt, điều này có nghĩa là mọi người có đủ tiền để mua sắm những món nhỏ. Nếu các cửa hàng không hoạt động tốt, thì nghĩa là họ không có tiền cho việc chi tiêu tùy ý.

Điều cần tìm: Hãy xem xét doanh số bán hàng hàng tháng cũng như số doanh thu hằng năm của các cửa hàng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nếu doanh số bán hàng tăng lên, điều đó có nghĩa là mọi người đang chi tiêu nhiều hơn. Nếu doanh số bán hàng đang giảm, điều này có nghĩa là mọi người đều đang thắt chặt chi tiêu.

Điều cần làm: Hãy mua và bán tài sản dựa trên số liệu doanh thu dự kiến ​​từ các cửa hàng. Nếu doanh thu có xu hướng giảm trong nhiều ngành, có thể đây là thời điểm để bạn bán các tài sản rủi ro. Nếu xu hướng này tăng lên thì mọi thứ vẫn tốt đẹp.

2) Chí số book-to-bill b/b

Loại chỉ số: báo trước

Ý nghĩa: Đây là thước đo sức khoẻ của ngành kinh doanh chất bán dẫn nhưng có ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế vì chất bán dẫn được sử dụng trong hầu hết các ngành nghề.

Điều cần tìm: Một hệ số book-to-bill bằng 1,0 hoặc cao hơn được coi là thuận lợi. Điều đó có nghĩa là các đơn đặt hàng lớn hơn mức mà ngành công nghiệp này có thể đáp ứng được (cầu lớn hơn cung), do đó, các đơn hàng đang chờ còn tồn đọng sẽ được thực hiện. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp vẫn đang đặt hàng. Nếu hệ số này thấp hơn 1,0 có nghĩa là lượng hàng tồn kho sản xuất  đang nhiều hơn lượng được đặt hàng/đã bán ra.

Điều cần làm: Mua cổ phiếu của các công ty công nghệ cao sản xuất phần cứng và đặc biệt là các nhà sản xuất chip nếu tỷ lệ này bằng 1.0 hoặc cao hơn (có xu hướng tăng). Và bán chúng đi nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 1,0 (có xu hướng giảm).

3) Thái độ người tiêu dùng

Loại chỉ số: Báo trước

Ý nghĩa: Đo lường thái độ của người tiêu dùng (cởi mở hay thận trọng)

Điều cần tìm: Hãy đo lường cảm xúc lên – xuống của người tiêu dùng trong một vài tháng liên tục.

Điều cần làm: Thái độ của người tiêu dùng có ảnh hưởng lớn đến cổ phiếu ngành bán lẻ. Nếu bạn nghĩ rằng người tiêu dùng đang có thái độ tích cực, hãy mua cổ phiếu ngành bán lẻ. Nếu bạn nghĩ rằng nó đang xấu đi thì hãy bán cổ phiếu của nhóm này.

4) Doanh số bán ô tô

Loại chỉ số: là chỉ số báo trước giai đoạn suy thoái và là chỉ số trùng hợp trong giai đoạn phục hồi

Ý nghĩa: mua ô tô là một khoản mua sắm phải trả làm nhiều món thanh toán lớn trong 3-5 năm tiếp theo. Vì vậy, nếu mọi người mua xe hơi, điều đó có nghĩa là họ tự tin vào triển vọng công việc tương lai của họ. Nếu họ không mua, điều đó có nghĩa là họ đang cảnh giác với nó.

Điều cần tìm: Nếu doanh số bán ô tô đang có xu hướng giảm, đó là một dấu hiệu cho thấy mọi người đang thắt chặt chi tiêu trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn. Mọi người ngừng mua ô tô mới khi họ cảm thấy không tự tin về công việc và khả năng thăng tiến của bản thân và thường sẽ bằng lòng với chiếc xe hiện có. Nếu doanh số xe bán mới có xu hướng giảm, đó có thể là một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang ở thời điểm khó khăn. Còn nếu doanh số xe bán mới có xu hướng tăng lên, đó là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang hồi phục dần sau thời điểm khó khăn.

Điều cần làm: Hãy cân nhắc đầu tư tiền của bạn vào loại tài sản an toàn hơn khi doanh số bán xe ô tô đang giảm và chuyển sang loại tài sản rủi ro hơn khi doanh số bán xe bắt đầu có xu hướng tăng lên.

5) Doanh số bán nhà ở có sẵn

Loại chỉ số: báo trước

Ý nghĩa: Nền kinh tế đi lên hoặc đi xuống sẽ tùy thuộc vào chiều hướng của loại doanh số này.

Điều cần tìm: Việc doanh số bán nhà ở có sẵn tăng lên nghĩa là nền kinh tế sẽ đi lên và sự sụt giảm của loại doanh số này có nghĩa là nền kinh tế có thể rơi vào hoặc mới bước vào giai đoạn suy thoái.

Điều cần làm: Nếu thị trường nhà đất đang nóng lên, hãy đầu tư vào những loại tài sản nhạy cảm với tín hiệu tốt từ thị trường như chứng khoán. Nếu thị trường nhà đất đang quay đầu và phục hồi từ đáy, đây có thể là giai đoạn tốt để đầu tư vào nhà ở. Ngược lại, nếu doanh số bán nhà giảm, hãy mua tài sản an toàn hơn như trái phiếu hoặc chứng khoán cố định. Ngoài ra, nếu bạn phải sở hữu cổ phiếu, hãy lựa chọn cổ phiếu của những ngành không bị ảnh hưởng lớn bởi những tin tức xấu hay sự không chắc chắn của nền kinh tế. Khi xu hướng doanh số nhà ở giảm, điều quan trọng là bạn nên tránh sở hữu các tài sản liên quan đến bất động sản (như REITs- quỹ đầu tư tín thác bất động sản và các công trình xây dựng).

6) Giá đồng

Loại chỉ số: báo trước

Ý nghĩa: Đồng là một trong những nguyên liệu chính dùng trong công nghiệp. Giá đồng cao sẽ liên quan chặt chẽ đến sức khoẻ của thị trường nhà đất, chi tiêu cơ sở hạ tầng và sản xuất. Giá đồng khá ổn định nên khi nhu cầu tăng, thì giá sẽ tăng.

ĐIều cần tìm: Việc tăng và giảm giá đồng. Tăng giá là điều tốt, giảm giá thì ngươc lại.

Điều cần làm: Nếu có sự tăng giá do nhu cầu tăng, hãy đầu tư vào các nhóm cổ phiếu ngành sản xuất, cơ sở hạ tầng và của kim loại này. Khi giá giảm do cầu giảm, hãy rời khỏi những ngành đó.

7) Tình trạng thất nghiệp / trì trệ

Loại chỉ số: báo trước thời kì suy thoái và báo sau trong thời kì phục hồi

Ý nghĩa: Con số này đo lường số người làm việc bán thời gian vì họ không thể tìm được công việc toàn thời gian. Nó cho thấy viễn cảnh của nền kinh tế. Ví dụ, người lao động sẽ làm ít giờ hơn trước khi bị sa thải và làm việc nhiều giờ hơn trước khi được thuê tuyển.

Điều cần tìm: Nếu tình trạng thất nghiệp đang gia tăng, điều đó có nghĩa là nền kinh tế đang suy yếu. Nếu tình trạng này đang giảm, thì nghĩa là nền kinh tế đang ngày càng vững mạnh hơn.

Điều cần làm: WSJ khuyến cáo mua các loại cổ phiếu phòng bị như cổ phiếu dược phẩm, thực phẩm và đồ uống có cồn khi có sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp và ngược lại thì bạn hãy mua cổ phiếu của những lĩnh vực khác.

Nguồn: Saga


Chia sẻ ngay

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

.
.
.
.