Kế toán quản trị, Kế toán tài chính

Điểm danh 6 điều khác biệt giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính

Chia sẻ ngay

Tìm hiểu về khái niệm

Kế toán quản trị là một hệ thống thực hiện việc thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin đến các nhà quản trị nội bộ doanh nghiệp. Từ đó, giúp nhà quản trị đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn trong tương lai, đồng thời làm nền tảng cho việc quản trị doanh nghiệp theo hệ thống, hướng đến phát triển doanh nghiệp bền vững.

Kế toán tài chính là việc ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu, lập BCTC phục vụ nhu cầu cung cấp thông tin đến các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, tổ chức như: các cổ đông, cơ quan chức năng (thuế, thanh tra…), các chủ nợ, ngân hàng… Mục đích phục vụ cho các nhu cầu quản lý vĩ mô.

Từ những điểm khác biệt cơ bản về đối tượng và mục đích sử dụng thông tin, nên kế toán quản trị và kế toán tài chính có một số điểm khác biệt cơ bản sau:

1. Đối tượng sử dụng thông tin

Đối tượng sử dụng thông tin của kế toán quản trị là các thành viên bên trong doanh nghiệp: Ban giám đốc, chủ sở hữu, những nhà quản lý, giám sát viên,… còn của kế toán tài chính lại chủ yếu ở bên ngoài doanh nghiệp như: các cổ đông, khách hàng, người cho vay, nhà cung cấp và chính phủ (cơ quan thuế, cơ quan quản lý tài chính…).Phân biệt:

Kế toán quản trị, Kế toán tài chính & Kế toán tổng hợp

Học chứng chỉ Kế toán quản trị bao nhiêu tiền?

2. Đặc điểm thông tin

Kế toán tài chính phải tuân thủ các nguyên tắc về thông tin theo chuẩn mực và chế độ hiện hành của kế toán tại từng quốc gia, cũng như với cả nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về kế toán được các quốc gia công nhận.

Ngược lại, do yêu cầu phải nhạy bén và nắm bắt nhanh các cơ hội kinh doanh đa dạng nên thông tin kế toán quản trị cần linh hoạt, nhanh chóng và tùy theo vào từng quyết định cụ thể của người quản lý. Thông tin của kế toán quản trị không buộc phải tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán chung; các quy định của Nhà nước về kế toán quản trị (nếu có) cũng chỉ mang tính chất hướng dẫn.

3. Tính pháp lý của kế toán

Kế toán tài chính có tính pháp lệnh, hiểu đơn giản là hệ thống sổ, ghi chép, trình bày và cung cấp thông tin đều phải tuân theo các quy định thống nhất nếu muốn được thừa nhận.

Ngược lại, tổ chức công tác kế toán quản trị lại mang tính nội bộ, thuộc thẩm quyền của từng doanh nghiệp, sao cho phù hợp với đặc thù quản lý, yêu cầu quản lý, điều kiện và khả năng quản lý cụ thể của từng đơn vị.

4. Hình thức của thông tin

Thông tin của kế toán tài chính chủ yếu được thể hiện ở hình thức giá trị. Còn của kế toán quản trị, lại được biểu hiện ở cả hai hình thái là: hiện vật và giá trị.

Thông tin của kế toán tài chính là thông tin phản ánh về những nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh, đã xảy ra. Trong khi đó, vì phần lớn nhiệm vụ của nhà quản trị là lựa chọn phương án, đề án cho một sự kiện hoặc một quá trình chưa xảy ra, nên thông tin của kế toán quản trị chủ yếu đặt trọng tâm cho tương lai.

Thông tin kế toán tài chính chủ yếu là các thông tin kế toán thuần tuý, được thu thập từ các chứng từ kế toán. Còn thông tin trong kế toán quản trị lại được thu thập nhằm phục vụ cho chức năng ra quyết định của nhà quản lý và thường không có sẵn. Vì vậy, ngoài việc dựa vào hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán, kế toán quản trị còn phải vận dụng nhiều phương pháp khác nhau như: thống kê, kinh tế học, hạch toán nghiệp vụ, quản lý để tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin thành dạng có thể sử dụng được phù hợp với mục đích ban đầu.

Những tiêu chí đánh giá đơn vị đào tạo CMA chất lượng

Chứng chỉ CMA là gì? Sự khác biệt giữa người có chứng chỉ CMA và người không có?

5. Cách thức báo cáo sử dụng

Báo cáo được sử dụng trong kế toán tài chính là các báo cáo kế toán tổng hợp toàn doanh nghiệp (gọi là các Báo cáo tài chính). Tại đó, phản ánh tổng quát về nguồn vốn, tài sản, kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ (gồm Bảng cân đối kế toán; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Thuyết minh báo cáo tài chính).

Báo cáo của kế toán quản trị lại đi sâu vào từng bộ phận, từng khâu công việc của doanh nghiệp (như báo cáo chi phí sản xuất và giá thành, báo cáo nợ phải trả, báo cáo nhập xuất và tồn kho của hàng tồn kho…).

6. Kỳ báo cáo

Kế toán quản trị thực hiện kỳ báo cáo thường xuyên và ngắn hơn kỳ báo cáo của kế toán tài chính, tùy theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Báo cáo của kế toán tài chính được lập định kỳ, thường là hàng năm.

Với 6 tiêu chí phân biệt vừa kể trên, chắc chắn rằng các đối tượng liên quan sẽ dễ dàng so sánh, phân biệt được điểm khác nhau của kế toán quản trị và kế toán tài chính. Từ đó, giúp doanh nghiệp vận hành hoạt động kinh doanh hiệu quả, tránh những nhầm lẫn không đáng có.

Theo Tạp chí tài chính


Chia sẻ ngay

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

.
.
.
.